Thứ Sáu, 23 tháng 4, 2010

“Ngón chân cái Vua Hùng” và “Lương tâm Lê Văn tám”

Copy từ tuanddk


Thank những Vua Hùng, nhờ ơn các bác Triết


Thứ 6 ngày mai là một ngày đặc biệt: Ngày cả nước được nghỉ hưởng nguyên lương vì giỗ Vua Hùng. Tại hạ lẩn thẩn bấm tay tính toán thì người mà chúng mình cần phải cảm ơn chính là “các Bác Triết” chứ không phải “những Vua Hùng”.


Tại hạ có thể nói chắc như thế là bởi chỉ có thể có chuyện “Lương tâm Lê Văn Tám” khi vào một ngày xấu trời nào đó, các bác Triết sẽ lại tuyên bố: Thôi, không nghỉ nữa. Không thờ cúng gì một ông Tàu con không có thật trong lịch sử. Chứ không thể có chuyện “Tình cờ phát hiện ngón chân cái Vua Hùng” vì Lê Văn Tám còn có thể bịa chứ những gì thuộc về “tang chứng vật chứng” không thể tạo ra để bắt dân chúng phải thờ được. Và còn bởi, “những Vua Hùng” thuộc về vùng mù được gọi là huyền sử, còn “các bác Triết” thì thuộc về lịch sử.


Không ai là người không có nguồn, có gốc, tuy nhiên ở nước Việt mình từ câu chuyện cái bọc trăm trứng đã có hẳn một ngày giỗ tổ, gọi là quốc lễ, ngẫm ra cũng là một sự kỳ khôi.


Trong sách Việt Nam sử lược, sử gia Trần Trọng Kim nhận xét: Xét từ đời Kinh Dương Vương đến đời Hùng Vương thứ 18, cả thảy 20 ông vua, mà tính từ năm Nhâm tuất 2879 đến năm Quý Mão 258 trước CN thì vừa được 2622 năm. Cứ tính hơn bù kém, mỗi ông vua trị vì được non 150 năm! Dẫu là người thượng cổ thì cũng khó lòng mà có nhiều người sống lâu được như vậy. Xem thế thì đủ biết truyện đời Hồng Bàng không chắc là chuyện xác thực.


Chuyện lấy ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch là ngày “Quốc giỗ” đến giờ cũng không có căn cứ nào ngoài câu “dân gian dao”: Dù ai đi ngược về xuôi…


Có nghĩa, chúng ta đang được hưởng một ngày nghỉ nguyên lương để giỗ một vị tổ không chắc đã có thực, vào một ngày do dân gian đặt ra. Cái thú vị, nhưng không phải là nguyên nhân của ngày nghỉ, là ở chỗ đó.


Nhưng người cho chúng ta “một ngày nghỉ” ngẫm ra là “các bác Triết” chứ không phải là những Vua Hùng. Ngoài chuyện số tiền mà các bác chi tới 250 tỷ, và thực tế số phát sinh cũng kha khá, cho chỉ vài ngày lễ thì lại còn một chuyện khác. Nếu không có những ngày lễ thì “các bác Triết” sẽ làm gì? Có một đứa xấu miệng cứ lải nhải với Tại hạ rằng giờ đây có một số “bác Triết” chỉ chuyên đi làm nhiệm vụ phát biểu ở hội nghị kỷ niệm này, chém gió ở buổi tổng kết đợt học tập kia. Hoặc các bác đi khánh thành, hoặc các bác đi trao thưởng. Cái thằng xấu miệng ấy còn đặt và bắt Tại hạ phải trả lời nhiều câu hỏi rất nhảm nhí. Chẳng hạn: Tại sao phải có một Bộ văn hoá? Không có Bộ này thì dân vô văn hoá cả hay sao? Hoặc la liệt các tổ chức chính trị xã hội tiêu tiền bằng ngân sách nhà nước và công việc chính là… họp. Họp để bàn việc tổ chức các cuộc họp khác.


Chính vì vậy, những cái “quốc giỗ” phải liên tục được sinh ra để giải quyết tình trạng “các bác Triết” thiếu việc làm, sâu xa hơn, giải quyết vấn đề ghế ít đít nhiều đang tràn lan khắp nơi!?


Chính vì vậy, những cái quốc giỗ phải có cái kỷ lục, dù là kỷ lục cái bánh chưng thối lớn nhất như “mùa giỗ” năm ngoái, để dân chúng chạm dây thần kinh tò mò mà tự an ủi rằng mình bỏ tiền ra để giỗ ông tổ chứ không phải giải quyết việc làm và thu nhập, cho một số ít người trong ngày quốc giỗ đang tỏ vẻ thành kính xì xụp khấn vái!?