Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

KHI CON 14 TUỔI (TIẾP TIẾP)

8h40 sáng Chủ nhật ngày 21/1


Chính thức bịnh thiệt òi. Hôm wa còn ráng
chối cãi là ngửi fải cái j` đó nên hát xì thôi chớ tình hình sức khỏe lẫn nhan
sắc vẫn ở mức độ trên cả bình thường.


Nằm trong chăn, miệng lầm rầm cầu nguyện từ
jờ tới 3h chiều làm sao đó mà hết bịnh đi ah >_<


12h15


Nằm trong chăn thở phò phò. Ng` lẫn lộn giữa
lạnh và nóng. Sống mũi như bị tét ra do hát xì + xì mũi wá cỡ.


Mẹ bưng cơm lên tận giường đút cho ăn. Mắt
nhắm ghiền mà vẫn biết đó là mẹ. Mắt nhắm ghiền mà vẫn biết đó là món trứng bất
hủ mẹ làm.


3h5


Khởi hành ra đi sau khi đã uống một làng
thuốc. Nói thiệt lần này đi ra khỏi nhà ko thấy buồn và nhớ như lần trước cho
lắm. Cảm giác giống như buổi sáng xách xe đạp đi học buổi chiều còn về lại vậy.
Chỉ có cái đầu là ong ong và mũi vẫn xì tét lét. Sốt 38 độ.


4h45


Lên máy bay. Mọi ng` vỗ về chia tay. Mẹ còn
ráng cho ăn thêm bát xúp để lát uống thuốc. Bà khóc.


Ko biết mình có khóc ko nữa. Thấy uớt uớt
nhưng ko nhớ là nước mắt hay nước mũi. Đầu óc ko tập trung thực sự vào cái j`
cả. Ko giảm sốt.


6h


Máy bay chạm đít ở Singapore . Đi UM, kiểu có người dẫn
đi nên fải đợi theo đoàn. Mẹ thấy đang ốm ko dám cho đi một mình.


#$%# cái bà dẫn đòan. Dẫn con nít mà ko lo
tụi nó chạy lạc đâu mất, chỉ lo khoe cái chân dài của bả, đi với vận tốc của đà
điểu làm mình chạy hụt hơi cũng ko kịp. Dám cá lúc đó tai mình xì ra khói và
nếu đưa cho một bài bất phương trình chưa chắc làm được. Sờ trán. Nóng.


6h50


$%^%$@^%^@ cái bà dẫn đoàn chân dài làm mất
boarding pass của mình. Rốt cuộc fải lộn ngược lên tìm lại ng` chịu trách nhiệm
cao hơn bả, mở lại danh sách chuyến bay, bô lô ba la các kiểu. Vác 2 cái balo
nặng chình chịch đi quanh cái sân bay Sing, vòng tít xuống cái Boing, lúc đặt
được mông xuống thì thấy chủ nhân của cái mông đó bốc hơi hết...


10h30


Mọi việc vẫn xảy ra như nó fải xảy ra. Tranh
thủ lúc thuốc ngấm vào đỡ sốt thì làm bài.


Đứng dậy đi vệ sinh. Xếp hàng mới ghê. Có bà
nào đó hình như mang gối vào toilet ngủ hay sao mãi vẫn ko ra.


Có con j` cắn ngay bụng. Gãi gãi.


Tự dưng ói ra cái rụp hông có thông báo trước
j` sất. Chân tay run run đứng ko vững.Chuyện tiếp theo là j` mình ko rõ lắm
nhưng có vẻ như là một tiếp viên đưa về chỗ ngồi. Thò tay lấy hộp sữa hồi nãy
mẹ nhét vào. Cái chứng hạ đường huyết chỉ chút sữa vào là hết.


Gục đầu lên băng ghế trước. Mới nhận ra là có
2 câu nói bây giờ mình mới thấm, mới thấy nó đúng ghê cơ.


Ng` ta nói, không có j` kink khủng bằng khi
bệnh mà ở xa nhà. Thấm wá, thấm wá.


Ng` ta lại nói, một số lúc trong cuộc đời
ng`, ng` ta có thể đánh đổi tất cả chỉ vì một thứ nhỏ bé nào đó.


Trong giây phút đó, mình có thể đánh đổi tất
cả để được bên cạnh mẹ.


Tối hôm đó, chợt ngủ rồi chợt tỉnh giấc ít
nhất 8 lần vì cái ghế wá khó chịu. Ngồi chính giữa 2 ng` xa lạ nên củng chẳng
làm j` được.


Sáng hôm sau


Xuống máy bay. @#$^^&$ cái đoàn UM. Bắt
fải có ng` tới đón mới ra được sân bay ko thì chết rục trong đó cũng được. Gọi
về cho ông bà chủ nhà. "Chuyện này trên trường fải giải quyết chứ liên wan
j` tới chúng tôi"


Gọi điện lên trường. 1 tiếng sau sẽ có xe lên
đón. Cứ chờ đấy nhé.


Mình cứ chờ đấy nhé ngay sân bay. Máy bay đáp
11h35 mà 3h40 mới về tới nhà. Khuân cái vali 25,8kg thân yêu vào fòng. Việc đầu
tiên làm là cắm laptop vào chat với mẹ.


Gặp mẹ.Khóc.


Sau một hồi vật lổn kiểu judo với cái vali thì cũng đã sắp xếp
đồ thành công T"T Nguy cơ wá ký cao chót vót. May mà từ chối mấy ng` rồi
mới được thế ^^""


Thế là hết một năm học. Tháng 1 năm sau sẽ vào lớp 12 nhé ^^


Ngày xưa M luôn nghĩ quay về với quê cha đất tổ là thời gian
hạnh phúc nhất và ko có j` làm cuộc đời M sung sướng hơn là ra khỏi cái nơi khỉ
ho cò gáy này.


Nhưng lúc soạn cái cặp đi học.


Cầm cái timetable.


(các bạn bịt tai lại ko mất hình tượng bạn NgM ^"^)


tim.nhói.đau


(bỏ ra nghe tiếp được rồi ^^)


Ngày xưa cứ chửi mấy thằng cha viết văn sến, nhưng quả thực ko
có từ nào miêu tả đúng hơn >"< 


Lần đầu tiên trong cuộc đời M, M đến
lớp, được tin tưởng, được tôn trọng, được tự hào mà ko bị
khinh bỉ từ những ng` đứng trên bục giảng mà chúng ta cứ gọi tên hoa mĩ
trong văn là "ng` lái đò" và chửi bậy "ông già chết
tiệt" trong cantin.


Lần đầu tiên ng` lái đò nhìn M bằng con mắt
"Con có thể làm được".


Lần đầu tiên M biết đến sự cố gắng thật sự bằng tâm
sức mình chứ ko phải vì một nỗi sợ hãi.


Lần đầu tiên làm tất cả các bài kiểm tra mà ko mở miệng hỏi bài
hay giở tập chép. Lần đầu tiên ko cắn móng tay trong giờ kiểm tra.


Thực sự, có thể M gặp rất nhiều rắc rối trong chuyện đời thường,
nhưng thực sự đi du học là thiên đường cho học tập ^^  Chuyện mấy cái
relationship có nhiều lúc rối tung rối mèm nhưng kết luận lại thì vẫn
rất....positive (ko tìm được tính từ nào thík hợp ~_~). Cãi nhau với con
housemate đã rồi cuối cùng cũng thân. Lúc M đi nó sẽ chuyển nhà. Hôm nay đi ăn
chung với nó bữa cuối nhìn mắt nó rơm rớm thấy cũng thương...


Nói chung một năm kết thúc thành công. Lần đầu tiên cảm thấy
hoàn thành nhiệm vụ với mẹ ^^ Điểm thi 5 môn trên 90. IT 100 lý thuyết lẫn thực
hành. English writing kỉ lục 100. Còn cái j` nữa mà wên rồi ^"^ Được bầu
làm học sinh danh dự, dán cái mặt mo vào sổ vàng (lạy chúa -__-"")


Lần đầu tiên sống trong huy hoàng. Lúc nó end thấy hơi buồn.


 

KHI CON 14 TUỔI (TIẾP)

Thứ bảy tuần trước, tức ngày
23, 1 ngày trước Giánh Sinh, M có đi một cái đám cưới rất wan trọng mà Mẹ M
đóng 1 zai trò hơi bị lớn, nên M fải đi theo. M hầu như ko đi dự đám cưới bao
giờ. Lần gần nhất đi ăn đám cưới là 3,4 năm trước dự đám cưới của cậu M mà M là
1 trong những ng` zữ thùng tiền, ko có khái niệm rõ lắm về đám cưới, nên lần
này đi thực sự M sáng mắt ra một số điều: đám cưới là một sự bẻ cong của văn
hóa.


Đám cưới, hay còn gọi là lễ
vu quy, theo nguyên tắc chỉ là một bữa tiệc chiêu đãi bạn bè gia đình, chứ ko
có thực thi phong tục tập wán nào sất, tức là ko có bái lạy, ko có bàn thờ tổ
tiên, ko có j` hết. Thế nhưng, chỉ ăn uống ko thì chán chết T_T Thế nên ng` ta
mới nghĩ ra những trò được-cho-rằng-là-hay-ho để cho thêm fần hứng khởi, bao
gồm đổ rượu lên tháp ly, uống rượu giao bôi (mà nguyên chủng là tập tục của
Trung Quốc), fụ huynh hai nhà bô lô ba la phát biểu cám ơn j` j` đó....


Và văn hóa Tây phương thâm
nhập. Lễ cưới của Thiên chúa giáo theo tập tục có cha xứ, có Maid of honour
(thường là chị em gái hay bạn gái thân của cô dâu), Best man (anh em trai hay
bạn của chú rể), có ng` mẹ dẫn chú rể chờ trước cha xứ và ng` cha dẫn cô dâu
trao tay cho chú rể,… Đám cưới Việt Nam mình ng` mẹ ko dẫn tay con trai và ng`
cha cũng ko dẫn tay con gái trao cho ng` yêu, mà là phụ huynh hai họ dẫn tay
nhau đi trước, sau đó cô dâu chú rể tự mình bước vào, chả ai dẫn ai. Cũng chả
có maid of honour với best man mà fát biểu, chỉ có hai ba đứa con gái ăn mặc
lấp lánh, thường cũng là con cái trong nhà, ngồi…giữ thùng tiền với đưa bút cho
ng` đến kí (!!). Rồi cũng ko có cha xứ với thánh kinh mà có một ông MC chuyên
nghiệp nói năng hùng hồn trôi chảy với nhạc hoành tráng, nghe y như lễ khai
trường của mình vậy. Sau đó? Đám cưới thiên chúa giáo sau lễ cưới có tục cô dâu
chú rể nhảy mở đầu, sau đó cô dâu nhảy với cha và chú rể nhảy với mẹ. Còn mình?
Tất cả vục mặt vào mà ăn T_T


Tuy biết là một lần trong
đời, ai cũng muốn nó huy hoàng, hòanh tráng và đáng nhớ. Nhưng lượm lặt cái huy
hoàng của ng` khác rồi uốn ắn nhồi nhét vào văn hóa mình là một điều rất ko huy
hoàng.

KHI CON 14 TUỔI

22 tháng 7


Hôm nay là một ngày có mức độ đặc biệt, và những ai để ý chắc
cũng có thể biết được tại sao nó đặc biệt ^^ Ngày này 1 năm trước, M xách vali
ra đi tìm đường cứu nước.


Vậy là một năm trôi wa nhanh hơn là mình tưởng. Ko ngắn như một
kì du học hè đi Disneyland và về Tóan Lý Hóa
Sinh Sử Địa tiếp. Ko dài như 30 năm cụ Minh Râu Ria du ngoạn xứ ng` và về VN in
mặt mình trên tờ pôlyme. Đúng một năm, vừa đủ để chấp nhận một xứ sỏ khác là
nhà.


New
Zealand
khác VN nhà mình lắm lắm.
NZ rất hiền, nhát, làm j` cũng rụt rụt rè rè. Từ khi vượn ng` tối cổ bắt đầu
xuất hiện trên đất nước này tới khi máy bay bay ầm ầm trên đầu cũng ko có tí
chút đánh đấm chiến tranh nào cả (trừ mấy bộ tộc mặc khố có thỉnh thoảng chọt
chọt nhau tí zành đất zành thịt).


VN mình từ thời mẹ đẻ ra bọc trăm trứng đã thấy đánh, truyền thống
đánh giặc hào hùng đến ko còn mỗi cái cạp wần cũng đánh (trích lời chị út tịch),
giặc đến nhà phụ nữ trong nhà đang ầu ơ bài hát ru con cũng hùng hục cầm dao
cầm kiếm ra fang cho mấy phát (tớ ko bịa đâu nhá, có câu tục ngũ “giặc đến nhà
đàn bà cũng đánh” đấy nhá).


NZ lạnh lùng. Lạnh tới mức bạn đừng hòng tìm được chút hơi ấm từ
nơi mà đáng lẽ là ấm nhất trong xã hội: gia đình. Có thể các bạn sẽ cho rằng tớ
nói wá, nhưng thực sự đây là những j` tớ nhìn thấy trong 1 năm wa. Ng` lớn coi
con cái như hậu wả của sex, và trách nhiệm là cho nó ăn đến khi nó đủ tuổi lớn
thì thôi. Những họat động gia đình có thể rất đẹp, rất hòan thiện, ba đi làm mẹ
nấu cơm con ăn, bữa ăn ngồi wây wần bên cái TV, nhưng thực sự, đào 300 mét cũng
ko thấy đc chút tình cảm gia đình nào. Con cái họ tự lập rất sớm và khi họ đã
trưởng thành, thường sẽ ko còn sự can thiệp từ gia đình đối với cuộc sống của
họ nữa, và dù có, cũng sẽ ko có tầm ảnh hưởng tí tẹo nào.


VN mình thì có lẽ sự ảnh hưởng từ gia đình là lớn nhất trong các yếu
tố xã hội. Đó là điểm M yêu nhất ở gia đình M, nó có thể ko hòan thiện, nó có
thể ko ba đi làm mẹ nấu cơm con ăn, nhưng M biết thậm chí khi M 30 tuổi, mẹ M
nói đừng làm vậy M sẽ ko làm. Cộng đồng ng` Việt của mình phần lớn cũng sẽ như
vậy, vì đó là một phần rất lớn trong truyền thống và lối sống VN.


NZ là đất nước kì lạ. Nó là đất nước hiếm hoi phát triển với các
số liệu kinh tế tài chính như GDP
cao ngất ngưởng, nhưng lại là một đất nước nông nghiệp và các ngành nông nghiệp
chiếm vị trí vô cùng wan trọng (hay đơn giản mà nói là “nuôi bò mà giàu”). Nó
là đất nước duy nhất dưới tay lãnh đạo của một ng` đàn bà (Helen Clark, cũng
xinh, kiểu Trương Mỹ Hoa nhưng khác là có tài và biết cách lãnh đạo). Nó là đất
nước duy nhất mà luật pháp cho phép lấy bằng lái xe hơi ở tuổi 15 và sex ở tuổi
16 (đừng shock, tớ nói là con nít tự lập rất sớm). NZ được mệnh danh là “The
bitch of Australia”, gần giống như NZ và Trung Quốc, nhưng nên tự hào là dù VN
có nhiều điểm giống TQ nhưng ko bị lệ thuộc và rụt rè nằm dưới cánh cho nó
chăm chút
như NZ.


Auckland