Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

“báo hại”!



Bài của  Như Phong trên bản báo của ổng. Lấy lại  vì tính chính xác điều mà ai trong làng báo đều biết cả biết từ lâu lắm.
Những ngày này, dư luận hết sức quan tâm về việc có một số nhà báo bị cơ quan công an khởi tố, bắt tạm giam về các tội bảo kê cho lâm tặc, cưỡng đoạt tài sản, tống tiền…!
Theo thông tin chúng tôi mới nhận được, có thể sẽ còn có một số nhà báo, trong đó có cả những người giữ những chức vụ quan trọng ở một vài tờ báo có tiếng cũng sẽ bị “nhập kho” lần này.
Đây thực sự là điều đáng buồn, bởi lẽ báo chí của chúng ta bấy lâu nay được tiếng là “trong sạch” so với nhiều ngành nghề khác. Báo chí vốn luôn là người đầu tiên lên tiếng đấu tranh chống tiêu cực, phanh phui những vụ tham nhũng, chính vì thế, mà những vụ phóng viên “dính chàm” luôn được dư luận quan tâm. Và đặc biệt, những phóng viên có sai phạm lại thường hay “cao giọng” chống “tiêu cực” nhất.
Thế mới gọi là “Chân mình thì lấm bề bề. Lại còn đốt đuốc đi rê chân người”.
Có một điều là ở những ngành nghề khác, nếu muốn tham nhũng, tham ô, muốn làm sai để trục lợi thì thường là phải có chức, có quyền. Nhưng đối với báo chí thì khác. Không ít phóng viên chẳng có chút quyền hành nào, thậm chí còn là phóng viên không ai biết tên tuổi vẫn có thể “kiếm chác” nhờ cái danh “nhà báo”. Những người này viết lách thì xoàng hoặc cùng lắm là có được vài ba tác phẩm báo chí khá. Nhưng họ đã lợi dụng nghề nghiệp của mình, lợi dụng vị thế của tờ báo để tống tiền các doanh nghiệp, để viết theo kiểu “đâm thuê, chém mướn”; viết theo kiểu “gắp lửa bỏ tay người”; viết theo kiểu “ném đá giấu tay”. Chẳng thế mà anh em báo chí thường ngao ngán nói với nhau rằng, nếu có cuộc thi “Olympic” môn “thọc gậy bánh xe”, “ném đá giấu tay”, “gắp lửa bỏ tay người” thì sẽ có nhiều “vận động viên” là phóng viên ẵm hết các giải cao (?!).
Tuy không ai thừa nhận vị trí quyền lực thứ tư của báo chí, nhưng ai cũng biết, công luận hoặc các nguồn thông tin từ báo chí ngày càng có tác động mạnh mẽ đến tất cả các vấn đề của xã hội. Trong một xã hội đang có nhiều vấn đề phức tạp, trong đó đặc biệt là những khó khăn về xây dựng, phát triển kinh tế thì vai trò của báo chí càng lớn. Và thế là phóng viên báo chí trở thành những người có “quyền lực”.
Các doanh nghiệp hiện nay rất khốn khổ về tình trạng một số người mạo danh phóng viên, tất nhiên trong đó có cả những phóng viên “thật” gọi điện “đòi” quảng cáo, thậm chí có những người còn nói theo kiểu “có quảng cáo không thì bảo”. Còn chuyện vớ được một chút tài liệu nội bộ có liên quan đến vụ này, việc khác của đơn vị, rồi gọi điện đe dọa sẽ viết bài thì là chuyện thường ngày ở rất nhiều doanh nghiệp.
Gần đây có một câu “ranh ngôn” rằng: “Đừng dây với nhà báo...”. Nghe mà thấy đau đớn làm sao cho nghề báo.
Cũng phải thừa nhận rằng, các cấp chính quyền thường rất “ngại” báo chí và đây chẳng phải riêng gì Việt Nam, mà trên thế giới cũng vậy. Đó chính là vì báo chí có sức mạnh riêng, rất khó kiểm soát.
Tại sao lại có những chuyện buồn về báo chí như thế này?
Tại sao trong làng báo lại đang nảy nòi ra nhiều con sâu như thế?
Theo chúng tôi, có ba nguyên nhân.
Thứ nhất, đó là báo chí đang trở thành cơ quan quyền lực và những người phóng viên tự thấy mình có quyền lực. Từ việc có quyền lực mới sinh ra lạm quyền, lộng quyền, mà các chế tài của pháp luật đối với báo chí xem ra lại chưa đủ mạnh.
Thứ hai, việc quản lý phóng viên ở nhiều tờ báo rất lỏng lẻo. Tình trạng khoán cho phóng viên phải viết bài kèm quảng cáo để mang tiền về cho tòa soạn đang xảy ra ở nhiều tờ báo.
Một nguyên nhân nữa là báo chí hiện nay đang rất “đói”. Doanh nghiệp “chết” kéo theo báo chí “chết”. Số lượng những cơ quan báo chí sống được bằng chính nội lực của mình ở Việt Nam này có lẽ đếm ra chỉ trên mười đầu ngón tay. Còn lại đều phải sống bằng quảng cáo, bằng “ấn… phẩm” - nghĩa là báo được bán đến những đối tượng buộc phải mua bằng ngân sách Nhà nước, bất kể tờ báo đó xuống đến cơ sở có người đọc hay không.

Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

THẰNG ĐẦN



Một quý ông Do Thái lớn tuổi tên là "Kinh Tế Nhà Nước" cưới một cô vợ trẻ tên là "Thị Trường", và họ yêu nhau thắm thiết. Tuy nhiên, dù đức ông chồng nỗ lực cách mấy trên giường, chị vợ cũng không bao giờ đạt cực khoái.
Vì một người vợ Do Thái có quyền hưởng khoái cảm, nên họ quyết định đến hỏi giáo sĩ. Nghe đôi vợ chồng trình bày xong, ông giáo sĩ vuốt râu, và đưa ra lời gợi ý sau đây: “Hãy thuê một thanh niên to khỏe. Khi hai người làm tình, thì nhờ anh ta vẫy vẫy chiếc khăn tay ở phía trên. Việc đó sẽ giúp cho người vợ trở nên mơ màng và hẳn sẽ đem lại cực khoái.”
Đôi vợ chồng đi về nhà và làm theo lời khuyên của giáo sĩ. Họ thuê một anh chàng đẹp mã tên là "Tư Nhân" đứng vẫy chiếc khăn khi họ làm tình. Vô ích, chị vợ vẫn không thỏa mãn.
Bối rối, họ lại tìm tới ông giáo sĩ. “Thôi được”, giáo sĩ nói với đức ông chồng, “hãy thử làm ngược lại. Để người thanh niên làm tình với vợ ông, còn ông thì vẫy khăn phía trên họ.”
Một lần nữa, hai vợ chồng lại làm theo lời khuyên của giáo sĩ. Anh chàng Tư Nhân lên giường với chị vợ, còn ông chồng đứng vẫy khăn. Chàng trai vào việc hết sức khí thế, chẳng mấy chốc chị vợ đã cực khoái, la hét vang nhà.
Người chồng mỉm cười nhìn chàng trai, đắc thắng nói, “Thằng đần ạ, phải biết vẫy khăn như thế chứ!"

COPY TỪ FACEBOOK NGUYÊN ANH

Thứ Năm, 17 tháng 10, 2013

Viền theo mẫu tự



Thơ của Nguyễn Hữu Hồng Minh

Mi không bầy đàn, mi cũng không phe cánh hẩu
Những kẻ khôn ngoan hơn mi đã chết hay gãy cánh từ lâu
Những tên áp-phe, mặt rô
Những tên lại cái, xăng pha nhớt...
                                             tàng ẩn
                                                          điên loạn chụp giựt từng cơ hội
Rồi một ngày cờ tàn rã đám như rã bánh xe
Chết mất dấu hay dạt vào liếm vết thương đời trong một ổ tối nào đó
Lòng căm hận

Còn mi vẫn một mình một mê lộ
Đi về đêm đêm
Những vần thơ cháy ngút
Những trang văn gió lộng
Một trang web mâm cỗ văn chương
Vẫm âm thầm hung địa với đường bay riêng của mình
Chưa bao giờ chết chẳng bao giờ chịu thua
Đầu hàng hay chán nản
Mi vẫn viết mòn bàn phím
Cảm xúc mải miết tung cánh hoang lộng
Từ đây đến khi giã từ
Mi vẫn sẽ còn viết
Vì tận cùng tâm hồn mi là ngọn lửa khát vọng
Đời mi ẩn trong chữ, ngủ trong chữ
Cứ đập chữ ra, mi ở đó
Cuộc đời mi viền theo từng mẫu tự
Cuộc đời cho đến khi chết
Mi vẫn còn chưa đi hết đam mê...

Thấm tháp gì đâu, bao địa ngục kẻ khác
Những tên bạo chúa chơi cờ
Tay du đãng kiếm ăn
Tên mặt rô dâm loạn
Tấn trò đời
Diễn tuồng cho đến phút chót
Hạ huyệt bi hài
Mi cũng bao ngày bầm dập như một trái thối
Nỗi đau cương mủ
Nhưng có làm sao
Bởi không cơn cớ gì làm sao mi viết?
Đôi khi, mi có ý nghĩ với cuộc đời này bởi là một vết thương
Bao kẻ khác nhìn vào đó nhận ra mình
Như lạc vào nhà cười
Cù quay nắc nẻ trên mặt đất
Bao nỗi buồn sương khói bay lên

Cuộc đời mi viền theo mẫu tự
Những câu thơ rơi ra
Trên đường về hố thẳm
Thắp lên vẻ hiu quạnh
Một kiếp sống mờ nhạt

Cứ thế
Chồng tầng tầng lớp lớp
Vẻ hung địa hoang tàng
Thế kỷ lẫn vào thế kỷ...

CHUYỆN NHÀ ANH LÝ











RẢNH VIẾT SAU

Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

OSIN THỨ THIỆT


Mình vốn cực ghét, cực sợ  mùi băng phiến, người Nam gọi là long não.

Về đến nhà, đứng mặc niệm gần 15 phút trước tủ quần áo. Ngăn nắp, gọn ghẽ, tủ đồ lót xếp rất dễ chọn và, sộc mùi long não.

Em rải  góa trời đó chị Hai, em sợ chị zề đồ bị mốc. Nó, hào hứng như không thể hào hứng hơn, mình đành nhẹ nhàng bảo chị bị dị ứng mùi long não, ngửi vô hồi là mẩn ngứa hết trơn. Trong khi nó chổng mông chổng tĩ bơi móc  truy thu  hàng kí lô long não, mình sang tạm trú phòng Gái đẹp và hôm nay, sang đến ngày thứ hai, quạt chĩa vào tủ mở hết tốc lực 24/24, mùi vẫn còn thoang thoảng.

Nó, đứng chống nạnh nhìn mình xắp xếp mân mê đống nước hoa, bán bớt đi chị Hai, xài bao giờ cho hết, để bay hơi uổng. Không được, đồ giai cho tao đó. Em không bao giờ thèm quen mấy thằng cha xức dầu thơm nghe chị Hai, sến thấy mồ tổ.

Trong lịch sử giúp việc, chưa đứa nào sờ vào tủ sách của mình trừ việc quét bụi. Mình ban nghiêm lệnh cấm là bởi chúng nó xếp lại, lúc cần đọc mình tìm không ra. Lần này đi quên dặn, ngăn nắp tinh tươm không thua tủ quần áo. Em xếp ông nhà zăn nước goài riêng ông nhà zăn Việt nam riêng cho chị Hai dễ kiếm. Mà em thấy mấy ông nước goài ziết hay hơn nước mình nha chị. Mày đọc giỏi ha. Dạ em hông có đọc. Vậy sao biết  giỏi hơn.  Vì em thấy phin mấy ổng hay hơn phin nước mình, đá banh cũng giỏi hơn.

Trưa nào nó cũng ôm phim Hàn. Sai việc gì thì nó sai Mémé ngồi coi phụ để rồi kể lại đoạn bị mất.

Nó chăm, luôn tay luôn chân. Nhìn cách nó chà rửa lau dọn, thấy nó yêu quý cái nhà mình hơn mình tỉ lần. Một cơ số kha khá bát đĩa sứ Minh Long, hai cái bình gốm Lợi Bát Tràng độc bản, rồi  hũ đựng đường cất công vác từ Anh về, nắp bình trà Nhật quà tặng của một xếp nữ ...bị hóa kiếp khá gọn lẹ. Nó gạ, mua chục chén đá về xài chứ rửa mấy cái chén của chị Hai em muốn  lên máu luôn đó.

Dễ cũng lâu lắm, Mémé mới có kì phùng địch thủ tâm đầu ý  hợp đến thế. Nấu một nồi vặp cơm, chia ra gần chục hộp nhỏ nhét đầy tủ lạnh ăn dần, cho tiết kiệm điện. 
Cổng nhà để 2 chậu cảnh, mấy sáng liền thấy nó hì hục xoay xoay vần vần. Nó giải thích, chậu nhà bển lấn qua nhà mình. Chút xíu, sao đâu em. Trời,  mỗi ngày mỗi chút, lường trước chớ chị Hai. Thôi xong, hàng xóm coi như gặp phải Đoàn Thị Vươn.

Làm mẹ đơn thân từ năm 16, đã ngấp nghé đầu năm, mình thấy nó cũng có ý kiếm tấm chồng. Ăn uống giữ gìn eo ót, phải cái hay tiếc của, toàn cố không để dư đồ ăn nên mập vẫn hoàn mập. Mua cho lọ collagen, bảo, uống cái này kinh nguyệt đều lắm. Mặt buồn thiu, từ tết giờ hổng có ra chị Hai.

Sáng, nó xin nghỉ, đi khám, xem có cách gì... ra lại.

XƯ LỪA



Beo chơi với dăm ông làm nghề luật Mẽo, thi thoảng bám càng vào tòa ngó nghiêng ngắm nghía.
Chiểu theo những người quen thân, xư Mẽo chả khác xư Lừa mấy tí. Cũng ăn sóng nói gió, cũng bạ là cãi vung tàn tán và,  ít thấy người đẹp giai xinh gái, không giống như phim.
Trong tòa, xư Mẽo ngồi kẹp díp với thân chủ mình. Án dân sự khó phân biệt đâu xư đâu phạm. Beo coi một đám li hôn chia tài sản, hai xư cãi nhau như mổ bò, thân chủ cả hai mặt xanh dờn, chánh tòa gật gà ngủ.
Tòa Lừa, xư ngồi đối mặt thân chủ. Rõ khổ, trông  quá thêm ông công tố nữa. Hồi Beo xem một phiên xử ở Bến Tre, phân vân lắm, chả rõ xư bào chữa hay hỏi cung ông thân chủ của mình. Sau câu thứ ba, ông thân chủ nổi cáu, Đù má hỏi chi ngu quá zậy? Xư dỗi, bỏ về một mách.
Mấy hôm nay chăm chỉ đọc tờ NCT, viết dồn dập như chiến dịch bào chữa vô tội cho ông Trần Xuân Giá trong vụ ngân hàng ACB.
Cũng phải kể đại khái để ai không theo dõi nắm được sự việc. ACB mang tiền đi gửi sang ngân hàng X, hưởng chênh lệch lãi xuất. X bị một con bỏ mẹ siêu lừa thế kỉ nó ôm tiền bỏ trốn. X gán ngay trách nhiệm thiệt hại vào số tiền ACB gửi (cùng một số nạn nhân khác nữa cho vừa xoẳn con số). Bầu đoàn ACB bị khởi tố.
Việc gửi tiền này là nghị quyết của HĐQT ACB và ông Giá, chủ tịch, kí văn bản.
Ông tiến xĩ luật xư mà biên báo mà giả nhời, sai luật cái đệch. Tựu trung lại lập luận chính của ông để bảo vệ Giá thân chủ: cái gì luật không cấm thì có quyền làm.
Trình gì tuổi gì mà dám cãi lại xư.
Beo chỉ băn khoăn, nếu ông Giá không kí cái văn bản khôn quá hóa dại đầy oan nghiệt ấy, thì lấy cái gì làm bằng chứng ghép tội Bầu Kiên và Lý Xuân Hải?
Ông, bản lĩnh một cựu bộ trưởng để đâu mà bảo nhắm mắt nhắm mũi đưa gì kí nấy. Tiền bạc ông cũng hàng sông bể, không lẽ bảo ông hám mấy đồng lương.
Lí gì để giờ này, hùa nhau hắt hết tội sang Kiên.