Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2014

Đường ăn nói của các vị tướng

Copy của Longs. Pippi
Vì được phân công "mềm hoá xã luận" nên cứ 30-4, 22-12 mỗi năm (hơi xưa xưa) là mình bèn được đi gặp một/vài vị tướng. Già trẻ tuỳ thâm niên, gầy béo tuỳ thể trạng, tóc bạc hay cưỡng râm tuỳ vợ già hay trẻ, nhưng mình thề là 100% các nhà chỉ huy quân sự này đều ăn nói cực kỳ nhã nhặn nhỏ nhẹ dịu dàng. Ngoài tướng Giáp nho nhã kinh điển ra, mình choáng nhất với giọng nói dịu dàng như chàng Romeo của tướng Nguyễn Đức Soát. Ông anh hùng tư lệnh không quân cao 1m78 này nói với âm lượng của dế mèn ăn cỏ, chất giọng thì ngọt và nhẹ như gió. Ghi âm cực khó và rã băng rất đau tai. 
Mình nhớ đã hỏi ông ấy không dưới 3 lần : lúc nào chú cũng nói nhỏ nói nhẹ thế này ạ? Lúc căng thẳng nhất trên đài chỉ huy cũng thế ạ? -ừ, thế sao phải nói to? Càng căng thẳng thì càng phải bình tĩnh nhẹ nhàng chứ? Mình hét lên chỉ chứng tỏ mình bất lực, và làm cho lính nó cuống 
Những vị tướng khác, đương nhiệm, đều có điệu cười lành lành (dù chắc chắn không lành), và rất không thích chủ động nói chuyện chiến sự. Họ đặc biệt ghét tuyên ngôn (việc của dân chính trị và ngoại giao), chỉ nói những gì đã làm (từ lâu) chứ chả ai ngôn những gì sắp làm, có mà thần kinh mới thế (!!!)
Vị chỉ huy quân sự duy nhất mình được biết luôn nói rất to và rất hùng hồn về các chiến công là hùm xám đường số 4 Đặng Văn Việt, nhưng ông chỉ lên đến trung tá trước khi về hưu 
Phát ngôn mình hâm mộ nhất của một vị tướng là : "Nếu không có chiến tranh ,tôi là một nhà giáo". Con trai mình cũng thích cái áo in dòng chữ ấy, mình nghĩ nó cũng hơi hơi hiểu


NÊN HÒA HAY NÊN CHIẾN ?

Em muốn hỏi một câu: dân mình đã sẵn sàng cho một cuộc chiến với TQ chưa chị? . Cảm ơn  Hào Vũ. Đây là câu hỏi Beo thích được trả lời nhất và dành nguyên entry này để trả lời bạn.
***
Để sẵn sàng cho một cuộc chiến, trước hết phải hình dung THẾ TRẬN  ấy sẽ ra sao.
Phân tích chiến tranh có 3 yếu tố cơ bản: tài lực, hỏa lực và thế lực. Quan trọng nhất là thế lực vì nó quyết định bao nhiêu hỏa lực cần thiết, rồi mới tới tài lực.
Về tài lực, Trung Quốc dư tiền để kéo dài cuộc chiến tới khi VN cạn kiệt hoàn toàn. Về hỏa lực (tức quân lực- chữ của Beo) không cần so sánh bạn cũng thấy rất rõ hiện chúng ta sau Trung quốc bao nhiêu bậc. Thậm chí cả ý chí tinh thần, chúng ta hun đúc nhiệt huyết bảo vệ đất nước bao nhiêu, thì Trung quốc cũng thừa khả năng hun đúc gấp bội ta.
Về thế lực, tức là vị thế trên thế giới, Beo nhắc lại một câu viết trong entry mới đây: Trước đây, khi các chế độ xã hội đang hoàn thiện, các nước liên minh với nhau để bảo vệ lý tưởng chính trị của mình. Còn thời điểm lịch sử này, đánh nhau chỉ với lý do duy nhất làm giàu mà thôi.
Chính trị thế giới, ai chẳng là bạn của nhau. Quan trọng khi có biến, ai chung thuyền với ai. Từ EU già nua đến rồng phượng châu Á, đương nhiên sẽ đứng thuyền nào có lợi kinh tế cho họ.
***
Trên cơ sở so sánh như thế, nếu cuộc chiến diễn ra, những điều sau sẽ xảy đến:
- Cục diện chiến tranh sẽ không do Việt nam quyết định.
Giống như cuộc chiến 1979, chúng ta không thắng, mà TQ có thấy đáng để tiếp tục hay không.
- Việc bảo vệ chủ quyền giữa 2 quốc gia lân bang ranh giới đúng- sai, đen- trắng không rõ ràng như các cuộc chiến chống xâm lược. Chúng ta không thể mang chính nghĩa của chúng ta ra thuyết phục thế giới. Bằng chứng cho tới giờ này, chưa có bất cứ nước nào thừa nhận những phần TQ xâm chiếm trên quần đảo HS-TS là của VN. Họ chỉ ủng hộ TINH THẦN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HÒA BÌNH của chúng ta. Mỹ, Nhật đều chung quan điểm và hành xử theo xu hướng ấy.
Điều này đồng nghĩa: chúng ta sẽ đơn thương độc mã nếu dùng đến biện pháp quân sự.
- TQ ko để tình trạng chiến tranh kéo dài. Lịch sử các cuộc chiến lớn, càng kéo dài thì tỉ lệ thắng cho kẻ yếu càng cao bởi, thế lực sẽ giảm theo thời gian.
- Lấy một giả dụ (giả-dụ-không-bao-giờ-có) Mỹ-Nhật-Nga nhảy vào đồng minh với chúng ta trong cuộc chiến. Chúng ta sẽ chiến thắng vẻ vang, toàn dân hân hoan xuống đường hoan hô Phùng tướng quân bỏng tay...
Nhưng sau đó chúng ta trả nợ gì cho Mỹ-Nhật-Nga, nếu không phải lại chính là... biển đông.
Biển Đông khi ấy, cũng có là của chúng ta?
(Có khác chăng là tỷ lệ ăn chia 49/51 thay vì 51/49 như với Tàu).
***
Chúng ta luôn nhắc lại  quãng quá khứ oanh liệt chiến thắng giặc Tàu bằng những áng thơ văn hào sảng còn lưu truyền, như một cách hun đúc ý chí cho ngày hôm nay. Nhưng lại thường xuyên quên kể phần triều cống của ông bà ta, ngay sau những trận đánh sạch sanh kình ngạc đó.
Ở bầu thì tròn ở ống thì dài, Tránh voi chẳng xấu mặt nào...không chỉ là những lời răn đơn giản, nó còn là triết lý nhân sinh để gìn giữ hòa bình.
Gìn giữ những tráng đinh khỏe mạnh đẹp đẽ, cho những người mẹ người vợ của họ, thay vì những tấm bằng TỔ QUỐC GHI CÔNG.

KHÔNG CHỬI KHÔNG PHẢI NGƯỜI


Trí thức với trí ngủ xứ Lừa, cái đám vênh vang.
Đến diễn văn của Phùng Quang Thanh có mấy phút còn không buồn bỏ thời gian ra đọc-nghe thì mơ gì "chí" bình luận cho đúng thời cuộc. Chưa nói dẫn đường mở lối cho liên minh búa đập đầu liềm cắt cổ.
Chị dạy này:
1. Tuyệt đối không có một ý "gia đình" Việt-Trung nào trong cái diễn văn ấy đâu. Muốn làm Hóng hớt bình gia thì nên tìm nguồn đáng tin hơn bọn báo bắp cải.
2. Diễn đàn thế giới khác với chém gió văng mạng cho lá ngón trong nước đăng tải, nhằm lấy số má nhiệm kì sau hơn là kuyết tâm bảo vệ chủ  kuyền, kiểu như anh dút ra trước dất nóng mà dất lạnh. Má, vừa phùng lại vừa há. 
3. Ta nỗ lực cho thế giới thấy Việt nam đang cố gắng kiềm chế hết mức để giữ gìn hòa bình mà phát biểu của BT QP buộc phải thể hiện rõ nhất nguyện vọng ấy.Cương cứng lên trước một thằng rất mềm mỏng, hòa nhã biển Đông vẫn yên tĩnh, để tự đút vào mồm mình thủ dâm à?
4. Kiện cáo 90% thua, đánh nhau, bao nhiêu % thắng, chí Lừa?